Sau đề xuất chuyển đổi tiếng Việt của Phó Giáo Sư Bùi Hiền, làn sóng phản đối của người dân Việt Nam đã dâng lên mạnh mẽ. Nhiều người cho rằng điều này làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc, bên cạnh đó, việc khó đọc, hiểu và viễn cảnh phải ngồi học lại "Tiếq Việt" chung với học sinh tiểu học cũng khiến không ít người cảm thấy "sốc".
Thế nhưng có ai biết rằng người đứng sau những thương hiệu Việt đình đám đau lòng hơn gấp nhiều lần khi đứa con tinh thần của mình có thể phải thay tên đổi họ. Dưới đây là sự biến đổi tên gọi đáng kinh ngạc của nhiều thương hiệu vốn đã được đại đa số người Việt ưa chuộng trong suốt nhiều năm qua.
Niềm tự hào của cà phê Việt sẽ phải đổi tên theo kiểu "teen code" và nghe hơi bậy bậy thế này đây!
Thật không ai muốn đứa con tinh thần của mình bị đổi tên đến nỗi không còn nhận ra như thế này, chưa kể đến việc bị hiểu nhầm thành nghĩa tiêu cực nữa.
>> Chất đừng hỏi nếu bạn đặt tên shop quần áo như thế này
Ông chủ thời trang An Phước chắc phải mở tiệc ăn mừng vì thương hiệu của mình may mắn không bị nghĩ theo nghĩa xấu giống người bạn phía trên rồi.
Trà sữa từ nay sẽ được gọi là "cà sữa" và bạn sẽ không còn thấy cái tên Gong Cha xuất hiện nữa.
>> 10 cách đặt tên quán trà sữa đánh bại mọi đối thủ
Người anh em của Gong Cha cũng chịu chung số phận, bây giờ, uống trà sẽ được thay thế bằng "uống cà".
Có ai nhận ra thương hiệu Thế giới di động quen thuộc không?
Món "phở" vốn dĩ đã được thêm vào từ điển nước ngoài, giờ thì hàng loạt cuốn từ điển phải tái bản mất thôi.
Nhà hàng vốn dĩ mang ý nghĩa sang trọng mà giờ phải gọi bằng tên hao hao tiếng dân tộc.
May mắn cho Món Huế là tên gọi chính của nhà hàng không bị thay đổi.
Không may mắn như người bạn ở trên, nhà hàng Sườn Cây còn bị đổi cả cách viết tên của mình nữa.
Không còn chữ "Đ" trong bảng chữ cái nữa đâu, vì thế, hiển nhiên điện máy sẽ được gọi là "diện máy".
Thương hiệu bò né đình đám dùng từ "ngon" để định vị thương hiệu, nay lại dễ hiểu nhầm thành bò né có giá 3 won (đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc).
Nhà sách biến thành "nhà xác" trong vòng 1 nốt nhạc!
Lẩu công chúa dịu dàng, đằm thắm biết bao. Vậy mà công chúa phải ngậm ngùi biến hình thành "kôq cúa".
Giày Hồng Thạnh bỗng chốc biến đổi thành tên gọi hao hao tiếng Trung Quốc.
Dù chưa biết đề xuất cải tiến "Tiếq Việt" có được chấp nhận hay không nhưng nhiều thương hiệu lớn đã phải điêu đứng trước cơn ác mộng ấy. Vậy nếu bạn đang chuẩn bị mở một cửa hàng để kinh doanh, hãy lưu ý đặt tên sao cho không bị ảnh hưởng nhiều bởi đề xuất trên nhé.
>> 8 tuyệt chiêu đặt tên quán cafe ấn tượng