Blog | Maybanhang.net

KHÁCH HÀNG CÓ YÊU THÍCH THƯƠNG HIỆU BẠN XÂY DỰNG?

Written by Lâm Nguyễn | 09/06/2018

Ngày nay, với một thị trường năng động và thay đổi liên tục, một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm là làm thế nào để cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của mình. Hoặc tiến thêm một bước nữa, sẽ là câu hỏi: Liệu khách hàng có yêu thích thương hiệu của bạn?

Tôi tin rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có một tiêu chuẩn riêng để đánh giá những kết quả “trông có vẻ tốt”. Tuy nhiên, cảm nhận và đánh giá của khách hàng mới là mục tiêu cần hướng tới của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Nói cách khác, trong mọi chiến lược tiếp cận khách hàng, hãy thường xuyên đánh giá xem sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm với thương hiệu của bạn có đáng sử dụng với người dùng hay không.

Phương án tốt nhất là tập làm quen với việc thử nghiệm và tìm các cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Bạn cần nhận ra điều gì đang giúp bạn giữ chân khách hàng và điều gì đang khiến họ thất vọng. Với mỗi chiến dịch sẽ triển khai, hãy thử nghiệm các ý tưởng đo lường khác nhau. Mục tiêu của bạn là tìm ra một hoặc nhiều tín hiệu từ phía khách hàng, để biết rằng những gì bạn tạo ra đang thực sự được khách hàng chú ý.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu - Càng sớm, càng rẻ, càng hiệu quả

Tham khảo một số tiêu chí đánh giá dưới đây nhé!

1. Khách hàng nói cho bạn biết

Một khảo sát đã được trường đại học Pennsylvania thực hiện. Đội khảo sát đã tiến hành trình bày một ý tưởng mới, và thu thập phản hồi về ý tưởng đó theo nhiều cách khác nhau với cùng một nhóm sinh viên tham gia khảo sát.

Trong phần trả lời khảo sát, các sinh viên cho biết họ thích những gì đã được trình bày. Những người được khảo sát chia sẻ về số lượng ghi chú đã chụp và cách họ lên kế hoạch sử dụng các thông tin mới này sau khi rời khỏi lớp học.

Điều quan trọng ở đây không nằm ở nội dung phản hồi về ý tưởng họ đã xem. Thay vào đó, nhóm khảo sát đã nhận định rõ rằng sự khác biệt về thông tin và phương pháp khảo sát sẽ ảnh hưởng đến lượng thông tin phản hồi từ khách hàng.

Một số người sẽ không muốn cung cấp cho bạn bất kỳ phản hồi nào, bất kể bạn làm gì. Nhưng sẽ có một nhóm người khác muốn bước ra và chắc chắn bạn biết được họ thấy ấn tượng với những gì bạn thể hiện.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tạo ra một thứ bạn nghĩ là tuyệt vời, nhưng nó chỉ được đáp lại một cách yếu ớt? Đó cũng là những phản hồi có giá trị. Nó cho bạn biết rằng chiến lược của bạn chưa đạt trạng thái "đáng chú ý".

Xem thêm: Ý tưởng khởi nghiệp của bạn có thật sự tốt?

2. Họ lan truyền thông tin về bạn

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi người rất thích chia sẻ thông tin, đặc biệt là những điều khiến họ lay động.

Chỉ mới vài tuần trước, cả thế giới đều chia sẻ về đám cưới hoàng gia tại nước Anh. Họ chia sẻ các bài viết về nó, những gì họ nghĩ về mọi chi tiết của đám cưới, hình ảnh, video clip của những người được tham gia và nhiều hơn nữa.

Khi khách hàng của bạn vui vẻ, họ sẽ muốn chia sẻ nó với người khác.

Bất cứ khi nào tôi thấy một doanh nghiệp nào đó làm điều gì đáng chú ý, tôi sẽ muốn chia sẻ thông tin về nó. Tôi sẽ đăng nó trên mạng xã hội, sẽ nói trực tiếp với đám bạn của mình và thường xuyên nhắc đến nó trong những cuộc đối thoại. Nói cách khác, tôi muốn truyền đi đủ mọi thứ liên quan đến điều làm tôi rung động.

Và kể cả khi thương hiệu của bạn không thường xuất hiện trên truyền thông, đừng quá lo lắng. Miễn là doanh nghiệp của bạn vẫn đang nhận được lời giới thiệu, bạn sẽ biết mình vẫn đang làm tốt mọi thứ.

3. Khách hàng tiếp tục quay trở lại

Khách hàng tiếp tục quay lại là tín hiệu tốt nhất cho thấy bạn đang xây dựng thương hiệu một cách tuyệt vời. Trừ việc sản phẩm của bạn là độc nhất trên thị trường, việc khách hàng quay lại cho thấy họ đã bỏ qua những thương hiệu khác để gắn bó tiếp với doanh nghiệp. Thật đáng mừng!

Nếu bạn tìm được một loạt khách hàng mới nhưng không bao giờ thấy họ quay lại, điều đó cho thấy doanh nghiệp của bạn đang tồn tại một lỗ hổng đâu đó. Hoặc ít nhất, trải nghiệm của bạn cung cấp cho khách hàng không cho họ lý do để quay lại lần sau.

Hãy để mục tiêu xây dựng thương hiệu của bạn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của khách hàng. Thương hiệu của bạn cần có ý nghĩa trong sự phát triển của người dùng, đóng một vai trò quan trọng trong thế giới của họ. Bạn có thể làm điều đó bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm đáng giá. Đáng giá đến mức chúng tạo ra ít nhất một trong những phản ứng được nêu ở trên.

Xem thêm: Khởi nghiệp - Tìm nhu cầu nào để giải quyết?

Hãy tìm hiểu thêm về khái niệm “hành trình khách hàng”, bắt đầu tìm hiểu việc nâng cao những khoảnh khắc và trải nghiệm mà khách hàng của bạn gặp phải trong suốt hành trình của họ với bạn. Theo thời gian, bạn sẽ nhận được những phản hồi từ họ, cho bạn biết khi bạn đã tạo ra một thứ gì đó nổi bật.

Quy trình bán hàng nhanh chóng và minh bạch cũng là một trong những điểm cần lưu ý khi xây dựng thương hiệu bán hàng. Tham khảo ngay hệ thống phần mềm bán hàng của chúng tôi chẳng hạn!

Yên tâm đi, với ngành bán hàng, chúng tôi là chuyên gia!

Chỉ với 1.500đ/ngày với tất cả các tính năng từ bán hàng, quản lý nguồn hàng... cho đến quản lý doanh thu, nhân viên, kho... và thu về hiệu suất kinh doanh không thể nào tốt hơn. Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho một tương lai trải đầy thành công và chuyên nghiệp chưa?

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 14 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG