Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THẬT SỰ TỐT?

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP CỦA BẠN CÓ THẬT SỰ TỐT?

Lâm Nguyễn
Hay nói cách khác, bạn có chắc ý tưởng khởi nghiệp của mình sẽ sống sót sau khi đưa vào thực tế? 

Bạn sẽ thấy các doanh nghiệp mới và công ty khởi nghiệp thường đưa ra những tầm nhìn táo bạo về một tương lai sáng tạo, giải quyết những nhu cầu thậm chí khách hàng không biết là họ có. Tuy vậy, các doanh nghiệp sẽ không áp dụng ngay ý tưởng của mình. Mọi ý tưởng sẽ cần được nghiên cứu và kiểm tra trước khi hiện thực hoá. Một chiến lược kiểm tra được nhiều doanh nghiệp sử dụng là “Tư duy thiết kế”.

Tư duy thiết kế là một chiến lược còn khá lạ lẫm ở Việt Nam, nhưng lại rất quen thuộc ở nước ngoài. Trường đại học Virginia tại Mỹ nhận xét rằng “Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề. Đây là một bộ công cụ giúp bạn đưa ra quyết định trong các loại tình huống có độ chắc chắn không cao mà người làm doanh nghiệp phải đối mặt”.

Xem thêm: DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Trong khi ngành Kinh tế tại các trường đại học thường nhấn mạnh vào việc nghiên cứu thị trường và các dữ liệu, chiến lược Tư duy thiết kế tập trung vào thử nghiệm sự tương tác và trải nghiệm người dùng trong thực tế. Từ cách tiếp cận này, người làm doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lí giải hơn cho ý tưởng đang theo đuổi. Trong thực tế, phương pháp này thường được giảng dạy ở các khoa Mỹ thuật thiết kế với mục đích tạo ra một sản phẩm mới.Ý tưởng khởi nghiệp của bạn có thể tồn tại?

Với phương pháp tiếp cận Tư duy thiết kế, các doanh nghiệp trở thành những nhà nhân chủng học, nghiên cứu sâu vào những khách hàng họ mong muốn phục vụ và hoàn thiện hơn các nguyên bản sản phẩm từ ý tưởng ban đầu. Nói cách khác, Tư duy thiết kế giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về nhu cầu của khách hàng.

Hơn thế nữa, Tư duy thiết kế còn là phương pháp giúp bạn khám phá và tìm ra các vấn đề cần giải quyết. Nó như một chất xúc tác giúp bạn thoát ra khỏi giai đoạn của những ý tưởng khởi nghiệp mơ hồ, cụ thể hoá sản phẩm bạn đang muốn tạo ra. Tư duy thiết kế sẽ giúp bạn từ việc muốn bay chuyển qua giai đoạn tạo ra chiếc máy bay.

Xem thêm: Bí quyết thành công đơn giản đến bất ngờ của shop thời trang SUBEO

Có thể chia chiến lược Tư duy thiết kế thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn này gói gọn trong một câu hỏi khi bạn cần tạo ra một sản phẩm mới hoặc một doanh nghiệp mới.

1. Cơ hội của bạn là gì?

Bước đầu tiên là bạn phải hiểu rõ có những giải pháp nào đang tồn tại cho vấn đề mà bạn đang cố giải quyết. Tư duy thiết kế sẽ bắt đầu bằng việc xác định cơ hội cho một lĩnh vực, không phải là tạo ra một sản phẩm.

Cơ hội cho ý tưởng của bạn là gì?

Để làm điều này, bạn cần quan sát những người xung quanh trong môi trường tự nhiên nhất. Nếu bạn đang muốn tạo ra một phần mềm bán hàng, hãy quan sát những người đang sử dụng một phần mềm nào đó lẫn những người chưa hề sử dụng. Họ thích gì? Điều gì đang khiến họ không hài lòng? Họ đang làm gì để khắc phục những vấn đề đang gặp phải? Điều gì họ vẫn chưa thể giải quyết? Khi có những câu trả lời này, bạn sẽ nhìn ra những vấn đề của khách hàng mà thậm chí họ còn không biết - chính là những vấn đề bạn có thể giải quyết.

2. Đặt câu hỏi nếu như?

Bước thứ hai là bắt đầu tưởng tượng ra các giải pháp. Lấy ra danh sách nhu cầu mà bạn đã có ở bước đầu tiên và tìm cách giải quyết chúng. Hãy động não để tìm ra càng nhiều cách giải quyết càng tốt. Bất cứ điều gì bạn nghĩ ra đều có thể đưa vào danh sách này.

Đừng cố gắng liên kết giải pháp cho mỗi vấn đề lại với nhau. Việc đó sẽ khiến ý tưởng của bạn bị hạn chế, ngăn bạn đưa ra những giải pháp khả thi và tạo ra sản phẩm thành công.

Xem thêm: Khởi nghiệp - Tìm nhu cầu nào để giải quyết?

3. Những cái nào sẽ tốt nhất?

Khi bạn đã cạn kiệt các ý tưởng, hãy bắt đầu xem xét lại những phương án nào khả thi nhất và có thể áp dụng tốt nhất. Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm sự đột phá. Đó là giao điểm của điều gì đó khách hàng muốn và điều gì đó mà bạn có thể tạo ra mô hình kinh doanh gắn liền với nó.

Lựa chọn những ý tưởng tốt nhất

Đây cũng là bước bạn bổ sung thêm các dữ liệu thực tế giúp ý tưởng khởi nghiệp ban đầu trở nên hoàn thiện hơn, tạo ra nhiều lựa chọn kinh doanh cho mình. Hãy thu hẹp lại thành các danh sách như lựa chọn khả thi, lựa chọn an toàn và lựa chọn mạo hiểm.

4. Cái nào thực tế nhất?

Bước cuối cùng chính là tạo ra những sản phẩm nguyên mẫu và đưa chúng trở lại với những khách hàng bạn quan sát ở bước đầu tiên. Những nguyên mẫu cần nhanh chóng và đơn giản nhất, giúp bạn quan sát và thu được phản hồi của khách hàng dễ dàng nhất.

Chọn ra phương án thực tế nhất

Tập hợp những phản hồi, cải tiến các nguyên mẫu và tiếp tục vòng lặp đưa tới khách hàng cho đến khi tìm ra sản phẩm trọn vẹn. Vòng lặp này giúp bạn đi từ một ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm thực tế một cách tối ưu. Việc này giúp sản phẩm của bạn mang tính thực tế cao và có cơ hội thành công lớn hơn.

Khi đã có được một sản phẩm tiềm năng, bước tiếp theo là lên kế hoạch marketing và bán hàng thôi. Để có một hệ thống bán hàng tối ưu và dễ quản lý, bạn có thể tham khảo ngay MAYBANHANG.NET - phần mềm phổ biến nhất, hiện đại nhất, đầy đủ tính năng nhất và chi phí cũng tiết kiệm nhất!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 14 NGÀY MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MAYBANHANG.NET 

ĐƠN GIẢN ĐỂ TRIỂN KHAI - DỄ DÀNG ĐỂ QUẢN LÝNew Call-to-action

Share this:

Tags: phần mềm quản lý bán hàng, xây dựng thương hiệu, chiến lược, khách hàng, ý tưởng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi