Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - THIÊN THẦN HAY ÁC QUỶ

Cuong Tran

Ở Việt Nam thời gian gần đây, ngành dịch vụ nhà hàng đang bùng nổ từng ngày. Các hệ thống nhà hàng mọc lên như nấm sau mưa. Sự cạnh tranh đến từ sản phẩm, không gian đặc trưng, chất lượng dịch vụ,… tất cả đều phải được hoàn thiện, đạt đến sự hài lòng tuyệt đối với bất cứ khách hàng nào. Để có thể đảm bảo được sự vận hành của nhà hàng, sự hiện diện của chủ nhà hàng hoặc quản lý giờ đây là điều không thể thiếu. Vậy thế nào là một quản lý nhà hàng tốt? MAYBANHANG.NET đã có cuộc trò chuyện với anh Vũ Tuyền, quản lý xuất sắc của hệ thống thương hiệu GUU với 5 nhà hàng tại Hải Phòng. Anh đã chỉ cho MAYBANHANG.NET thấy rõ những điều tạo nên một quản lý thực thụ và xuất sắc là như thế nào. Sau đây là những chia sẻ rất quý báu ấy.

cách quản lý nhà hàng - thiên thần hay ác quỷ

Tiếp xúc với anh Tuyền, chúng tôi cảm nhận được anh là một người rất dễ gần, dễ mến. Đây cũng là điều mà anh Tuyền nhấn mạnh ở một quản lý cần phải có. Khi ngành dịch vụ muốn giữ chân 20% khách hàng thường xuyên và mang lại 80% lợi nhuận, điều cần có ở một quản lý là sự gần gũi, thân thiện với khách hàng tạo nên trải nghiệm thân quen và yêu quý mỗi khi khách hàng đến nhà hàng. Điều này cũng sẽ được người quản lý truyền cảm hứng và tạo được sự ảnh hưởng tới nhân viên. Khi một nhà hàng luôn thân thiện, luôn chú trọng đến sự thoải mái dành khách hàng sẽ biến khách hàng thực sự trở thành thượng đế. Sự hài lòng, sự thoải mái trong từng hành động nhỏ nhất, đến từ nụ cười của anh bảo vệ niềm nở khi dắt xe giúp khách hàng, nhân viên hiểu khách hàng ngay từ ánh mắt muốn gọi món ăn hay thức uống là những điều hết sức quan trọng. Khách hàng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn nếu họ nở nụ cười trên môi trước khi ăn. Những khách hàng khó tính nhất cũng trở nên thực sự dễ tính.

Đối với anh Tuyền, việc quan trọng của một quản lý là bảo vệ quyền lợi của nhân viên khi cần thiết. Anh xem nhân viên như anh em trong nhà, luôn sẵn sàng giúp đỡ hay hỗ trợ nhân viên để đảm bảo mọi người có điều kiện làm việc tốt nhất. Điều này khiến cho nhân viên luôn hết lòng với công việc, giúp nâng cao tính tự giác của mọi người. Coi nhà hàng như ngôi nhà của mình thì mọi người sẽ vun đắp và hoàn thiện nó.
Ngành nhà hàng không đòi hỏi chất lượng nhân sự cao nên đồng lương chi trả cho nhân viên so với mặt bằng ngành nghề chung là thấp. Chính vì thế, sự biến động về nhân sự luôn có và luôn cao hơn so với tất cả những ngành nghề khác, nhân viên được đối xử tốt sẽ ít thay đổi, nhà hàng hay hệ thống sẽ ít tốn chi phí, công sức đào tạo mới.

cách quản lý nhà hàng - thái độ người quản lý

Nhân viên như anh em trong nhà, thái độ của người quản lý rất quan trọng.

Việc nhân viên vi phạm hay mắc lỗi luôn có ở bất cứ nhà hàng nào. Theo anh Tuyền, nội quy và kỷ luật phải luôn được giữ vững, dù trong bất cứ điều kiện hoặc hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, anh Tuyền cũng nhấn mạnh, việc xử phạt buộc phải thực hiện nhưng nếu bản thân nhân viên có sự tiến bộ, có sự tích cực thì người quản lý nên nhìn nhận. Điều này làm cho nhân viên thấy được sự phân minh cũng như nguyên tắc đã được đề ra của nhà hàng. Các bản nội quy, quy chế rất dễ đưa ra, nhưng để giữ vững và để thực hiện đúng theo là không đơn giản.
Hình ảnh Thiên Thần hay Ác Quỷ được anh Tuyền nêu ra đơn giản là một hình ảnh để dễ hình dung. Thiên thần là một danh tước hướng đến sự tốt đẹp và hoàn hảo. Cá nhân anh Tuyền cho rằng, người quản lý nên xây dựng hình ảnh mình theo hình ảnh thiên thần để có thể mang đến sự gắn bó công việc, kết nối giữa nhân viên và nhà hàng. Sự ác cảm bằng cách này hay cách khác luôn có sự chống đối và ẩn chứa những điều khó giải quyết trong quá trình quản lý.

Anh cũng cho biết thêm, một người quản lý cũng sẽ cần thêm nhiều yếu tố khác như kiến thức chuyên môn, khả năng chịu sức ép công việc, khả năng học hỏi, khả năng theo dõi hoạt động cửa hàng từ xa, quản lý doanh thu doanh số mọi lúc mọi nơi, phân tích kết quả kinh doanh trên con số,… mới có thể trở thành nhà quản lý tốt được.

Qua câu chuyện MAYBANHANG.NET vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng quản lý hay chủ nhà hàng sẽ có được sự giúp ích, tăng hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý của mình.

Xem thêm

>> 3 phong cách quản lý nhân viên hiệu quả

>> Giải quyết "mâu thuẫn nhỏ", đem lại "hiệu quả lớn"

Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG

ĐĂNG KÝ NGAY

Share this:

Tags: Blog, bí quyết, kinh nghiệm quản lý nhân sự, nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi