Có một góc tối tồn tại ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các chủ cửa hàng chi rất nhiều tiền của và thời gian cho các giải pháp ngăn chặn việc mất hàng hoá, nhất là mất cắp do khách hàng. Tuy nhiên, sự thật là thiệt hại từ việc mất cắp do chính nhân viên cửa hàng gây ra còn lớn hơn bất cứ hành vi trộm cắp nào từ người mua hàng. Chìa khoá giải quyết vấn đề này vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Xem thêm: Dùng thử phần mềm quản lý kho miễn phí 14 ngày
Những người mua hàng thường chỉ lấy cắp một số lượng nhỏ hàng hoá có giá trị tương đối thấp. Trong khi đó, một nhân viên khi có ý định phạm tội sẽ chọn lấy nhiều sản phẩm hơn với giá trị cao hơn và ít có cơ hội bị bắt hơn.
Khi kẻ trộm là nhân viên
Trong một buổi workshop về phòng chống mất cắp hàng hoá, Curtis Baillie - chuyên gia về An ninh ngành bán lẻ - đã chia sẻ về những cuộc điều tra tại các cửa hàng và siêu thị bị mất cắp rất nhiều hàng hoá và đào tạo các nhân viên về phương pháp chống người mua hàng lấy cắp tại cửa hàng. Sau khi khảo sát các cửa hàng này, qua việc đánh giá bố cục và quy trình bảo vệ hàng hoá, Curtis cho biết rằng luôn luôn có một cơ hội để xảy ra việc mất cắp từ chính nội bộ các nhân viên đang làm việc tại đó.
Một số lý do được đưa ra:
• Nhân viên biết tất cả các hệ thống an ninh tại cửa hàng.
• Họ biết những hàng hoá nào có giá trị nhất.
• Họ có quyền ra vào cửa hàng trong khi không có ai kiểm soát.
• Họ thường sẽ đổ lỗi mất hàng hoá do bị khách hàng nào đó lấy cắp.
• Họ biết quy trình làm việc của các nhân viên bảo vệ.
Xem thêm: 6 loại sản phẩm cần có trong cửa hàng bán lẻ
Nhưng lý do quan trọng nhất là vì quy trình kiểm kê nhập xuất kho tại cửa hàng không chặt chẽ. Khi một quy trình quản lý kho có lỗ hổng, danh sách hàng hoá gồm số lượng và thời gian nhập - xuất có thể bị chỉnh sửa, hoặc thông tin không có sự đối chiếu và bàn giao đầy đủ sẽ tạo sơ hở cho nhân viên lấy trộm hàng.
Nghiêm trọng hơn, nếu cửa hàng của bạn không có hệ thống phần mềm quản lý kho và có thể quản lý theo thời gian thực, thì việc thất thoát hàng hoá sẽ xảy ra như cơm bữa. công sức hơn để chữa bệnh. Tốt nhất là bạn nên bắt đầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm phần mềm quản lý kho miễn phí càng sớm càng tốt, hoặc có một phương pháp quản lý nào đó giảm thiểu những rủi ro trong việc nhập xuất kho của cửa hàng.
Xem thêm: Học ngay bí quyết bán hàng tốt như cửa hàng của Apple
Các dấu hiệu của nhân viên trộm cắp
Các chủ cửa hàng cần phải thực hiện những cuộc viếng thăm không có kế hoạch tại cửa hàng vào lúc sáng sớm hoặc cuối ngày, để nhân viên không dám chắc họ sẽ bị bắt khi thực hiện hành vi trộm cắp hay không. Đây là một cách hay để biết thời điểm họ bắt đầu và kết thúc công việc trong trường hợp xảy ra vấn đề.
Nếu có một nhân viên báo cáo tình trạng khách lấy cắp hàng hoá, bạn cần phải yêu cầu báo cáo có đầy đủ chi tiết, bao gồm:
• Người mua hàng đã vào cửa hàng lúc mấy giờ?
• Họ rời đi lúc mấy giờ?
• Làm thế nào nhân viên biết rằng khách hàng đó đã đánh cắp hàng hoá?
• Có ai khác trong cửa hàng vào thời điểm đó không?
• Nhân viên của bạn có lấy được thông tin gì từ nhân chứng không?
• Mô tả đầy đủ chi tiết về người lấy cắp hàng hoá và nhiều thông tin liên quan khác.
Xem thêm: Top 5 vị trí đắc địa để kinh doanh tạp hóa
Thường khi một nhân viên đổ lỗi cho một khách hàng lấy cắp, họ sẽ cung cấp các thông tin rất mơ hồ hoặc không đầy đủ về kẻ cắp và các chi tiết liên quan. Đó là bởi vì họ thực sự không muốn có bất cứ ai bị bắt vì họ, và nếu họ cung cấp quá nhiều chi tiết cho nhân viên bảo vệ thì có thể họ sẽ bắt nhầm người. Sau đó, nhân viên sẽ phải giải thích lý do tại sao các nhân viên bảo vệ không thấy người lấy cắp hoặc thấy họ xuất hiện trên camera. Các nhân viên hy vọng rằng bạn sẽ chỉ ghi lại nó như là một báo cáo và dừng việc việc điều tra tại đây.
Cơ hội cho những tổn thất khác tại cửa hàng
Bạn dành thời gian, công sức và tiền bạc để cố gắng ngăn chặn người mua hàng lấy cắp hàng hoá, trong khi thực tế chính nhân viên của bạn đang lấy cắp. Trong suốt toàn bộ thời gian nói chuyện với nhân viên bảo vệ và cảnh sát để cố gắng tìm hiểu lý do tại sao họ không thể ngăn chặn kẻ gian, nhân viên của bạn cũng đang lắng nghe kế hoạch của bạn và học được cách để không bị bắt lần sau.
Xem thêm: Mẹo sống còn dành cho cửa hàng tạp hóa thời hiện đại
Giảm thiểu rủi ro của bạn
Các chủ cửa hàng cần đánh giá toàn bộ rủi ro đối với tất cả nhân viên ở vị trí tiếp cận với tài sản của cửa hàng. Đó không phải là một cuộc kiểm tra với người tham khảo, mà là đánh giá toàn bộ lịch sử công việc trong quá khứ của họ và bất kỳ rắc rối nào mà bạn có thể phát hiện.
Luôn luôn kiểm tra chi tiết lý do vì sao họ rời khỏi 2 vị trí làm việc cuối cùng của họ, đặc biệt nếu thời gian đảm nhiệm vị trí đó ít hơn 12 tháng. Bạn nên tự mình tìm thông tin liên hệ với những cửa hàng cũ để kiểm tra lại lịch sử làm việc với những nhân viên có dấu hiệu này.
Hãy lắp đặt hệ thống camera an ninh trong cửa hàng và không để một góc chết nào trong khu vực lắp đặt camera. Bạn cần tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hệ thống camera để giảm rủi ro bị mất cắp hàng hoá. Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh mà!
Và trên hết, mỗi một cửa hàng đều cần đảm bảo tuân thủ quy trình kiểm kê nhập xuất hàng hoá và thu chi trong ngày. Nếu bạn là một chủ cửa hàng, việc kiểm kê mọi thông số mỗi cuối ngày hay thậm chí là đột xuất đều có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị mất cắp hàng hoá. Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý kho miễn phí sử dụng trong 14 ngày tại MAYBANHANG.NET để tìm ra giải pháp thích hợp cho mình ngay hôm nay!