Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

NHỮNG LÝ DO KHIẾN BẠN THẤT BẠI KHI MỞ QUÁN CAFE

NHỮNG LÝ DO KHIẾN BẠN THẤT BẠI KHI MỞ QUÁN CAFE

Lâm Nguyễn

Nếu những người làm kinh doanh trẻ có thể hiểu được một sự thật rằng hầu hết các dự án khởi nghiệp từ cafe đều thất bại, có thể họ sẽ không bị cám dỗ về một tương lai “mở quán cafe dễ ăn lắm” ngay từ đầu. Thất bại không hẳn có nghĩa là “đóng cửa”, mà là sự thất bại so với kế hoạch kinh doanh từ khi bắt đầu như tốc độ tăng trưởng, sự thành công về thương hiệu và sự thoả mãn về bản thân người chủ quán cafe.

Xem thêm: Bài học đắt giá từ việc kinh doanh sa sút của Starbucks

thất bại khi kinh doanh quán cafe

Với kinh nghiệm làm việc cùng hơn 14.000 khách hàng và hơn 20 chuỗi cafe khắp cả nước, chúng tôi tự tin là khách hàng của mình có kinh nghiệm “rơi vào bẫy” nhiều hơn bất cứ ai. Từ đó, chúng tôi đã tổng hợp được những lý do thường gặp khiến việc kinh doanh cafe và đồ uống thất bại. Cùng tham khảo và gắng không đi vào các vết xe đổ nhé!

Vị trí không phù hợp

Đây có thể là một trong những lý do lớn nhất khiến việc mở quán cafe nhanh chóng thất bại. Nhiều chủ quán cafe mà chúng tôi biết từng thất bại vì địa điểm kinh doanh có quá nhiều khách hàng nhưng thiếu nhu cầu như ở ga tàu, sân bay; hoặc lưu lượng khách hàng quá ít như ở đường một chiều chẳng hạn. Địa điểm kinh doanh cafe tốt nhất nên là nơi có mật độ khách cao và ổn định.

Chỉ bán cafe

Việc chỉ bán cafe trông có thể ổn với các quán cafe "cóc", nhưng để đi xa hơn thế thì chưa đủ. Một quán cafe phải có chiến lược “nhiều hơn cafe” ngay từ đầu để đảm bảo doanh thu và tính bền vững, tức là nên bán cafe cùng với những mặt hàng khác như bánh ngọt hoặc đồ ăn, được đặt ở những vị trí dễ thấy trong khu vực phục vụ cafe.

Nên bán thêm bánh và các loại đồ ăn trong quán

Cung cấp quá nhiều tuỳ chọn gọi món

Tôi đang không đề cập về số lượng món trong menu. Ở đây tôi muốn nói đến nhiều quán cafe mở ra và cung cấp quá nhiều lựa chọn cho khách hàng khi gọi món như quá nhiều mức đường đá hoặc sử dụng loại kem nào, trong khi về cơ bản thì nhu cầu của họ chỉ là đói và khát. Cung cấp quá nhiều phân loại trong món ăn có thể tăng chi phí và khó kiểm soát chất lượng. Hãy tạo ra quy trình gọi món đơn giản nhất cho khách hàng, đó luôn là chân lý.

Quá nhiều tuỳ chọn khi gọi đồ uống

Nhân viên kém cỏi

Bạn mở quán cafe không phải chỉ để bán đồ uống và thực phẩm mà còn rất nhiều các lợi ích có giá trị vô hình khác. Những giá trị này đến từ cách bạn và nhân viên đối xử với khách hàng. Các quán cafe với nhân viên biết tạo sự bất ngờ cho khách hàng, nhớ đến họ và những đồ uống quen thuộc cũng như trò chuyện với họ về những gì diễn ra trong ngày sẽ trở nên thành công, trong khi những quán khác sẽ thất bại. Khách hàng có thể sẽ sớm quên bạn bán cho họ cái gì, nhưng sẽ không bao giờ quên cách bạn tiếp xúc với họ.

Xem thêm: Quản lý nhân viên quán cafe thế nào cho tốt?

Thiết kế quy trình làm việc kém

Một quán cafe sẽ cần xử lý rất nhiều công việc. Nếu khu vực chế biến cafe không được thiết kế tối ưu, hệ thống đặt hàng và thanh toán quá nhiều bước và việc vận hành trong quán tốn quá nhiều nhân lực, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tại quán có thể bị hạn chế và khó bền vững.

Quy trình làm việc kém khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn

Đó là lý do các thương hiệu chuỗi cafe đều theo đuổi việc áp dụng công nghệ để giảm bớt sự có mặt của con người trong khâu vận hành, dành nhân lực cho việc phục vụ và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Một phần mềm bán hàng có thể giúp bạn tiết kiệm nhân lực trong khâu vận hành và nâng cao tốc độ bán hàng trong trường hợp này.

Chiến lược định giá kém

Có một thực tế là các quán cafe đang phải vật lộn với chi phí thị trường khiến việc mở quán cafe và duy trì bền vững trở nên khó khăn. Trong tình hình này, việc đặt giá kém chính là cách hoàn hảo để định vị sẵn con đường thất bại.

Chiến lược định giá thức uống kém

Ví dụ: bạn giảm giá cafe capuccino để tìm thêm khách hàng trong khi nó là một thức uống ít nhạy cảm về giá và cũng không phải món chính để thu hút khách hàng. Tóm lại, việc định giá cần có sự kết hợp giữa khảo sát thị trường và những giá trị quán cafe có thể mang lại cho khách hàng thì mới có sự bền vững.

Xem thêm: Báo cáo kinh doanh nào bạn nhất định phải kiểm soát tốt?

Quá chú tâm vào lợi nhuận

Tập trung lợi nhuận quá sớm sẽ khiến bạn cố gắng hạ thấp giá từ các nhà cung cấp thay vì tập trung vào xây dựng mối quan hệ đối tác với họ. Bạn cũng sẽ quá chú tâm đến tỉ suất lợi nhuận trên mỗi sản phẩm và không quan tâm đúng mức đến việc xây dựng trải nghiệm khách hàng. Thật sự, bạn có thể thất bại bởi sự ám ảnh lợi nhuận.

Không nên quá tập trung vào lợi nhuận

Tất nhiên, trên đây không phải là tất cả các lý do khiến hầu hết các quán cafe đi đến thất bại. Nhưng nếu bạn đang mắc từ một đến vài sai lầm ở trên, có lẽ bạn đang bước dần đến việc đóng cửa quán cafe đấy. Cải thiện quy trình hoạt động, tối ưu khâu bán hàng và thanh toán, quản lý chất lượng và định giá sản phẩm hợp lý là những tiêu chí giúp quán của bạn phát triển bền vững. Đừng quên trang bị phần mềm bán hàng để xử lý nhanh chóng các vấn đề đang gặp phải nhé!

DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUÁN CAFE MIỄN PHÍ 14 NGÀY

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý quán cafe

Share this:

Tags: kinh nghiệm kinh doanh, mở quán cafe, phần mềm bán hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi