Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

MÔ HÌNH NHÂN SỰ HOÀN HẢO CHO NHÀ HÀNG MỚI MỞ

MÔ HÌNH NHÂN SỰ HOÀN HẢO CHO NHÀ HÀNG MỚI MỞ

Lâm Nguyễn

Khi mới mở nhà hàng hoặc một tiệm đồ ăn nhỏ, người Việt Nam thường có xu hướng tự mình làm tất cả mọi việc để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, xét về mặt quản lý nhà hàng thì đó không phải là một lựa chọn thông minh. Sức một người luôn có hạn, trong khi số lượng khách hàng và yêu cầu của họ thì vô vàn. Đó là lý do bạn nên tìm thêm nhân viên làm việc cho mình, giúp bạn có thời gian để tập trung hơn vào chất lượng và sự phát triển của nhà hàng.

Xem thêm: Trọn bộ tuyệt chiêu kinh doanh nhà hàng 2018

Nhân viên phục vụ nhà hàng

Mặc dù vậy, với một nhà hàng mới mở, việc tuyển nhân viên là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng vì các vấn đề chi phí và năng suất. Để một nhà hàng vận hành trơn tru, dù sẽ có sự khác biệt giữa các loại hình và quy mô kinh doanh, nhưng các nhà hàng vẫn sẽ cần có vài loại nhân viên cơ bản. Nắm được mình đang cần ai cho công việc gì sẽ giúp bạn lên kế hoạch và điều hành việc kinh doanh nhà hàng một cách hiệu quả.

1. Người quản lý nhà hàng

Dĩ nhiên rồi, công việc nào cũng cần có một người quản lý. Với quy mô lớn như một chuỗi nhà hàng, việc kinh doanh có thể sẽ cần nhiều vị trí quản lý khác nhau để giám sát và đảm bảo chất lượng nhất quán giữa các nhà hàng. Nhưng với một nhà hàng nhỏ mới mở, người quản lý sẽ cần làm tất cả mọi thứ đó một mình. Thông thường, người chủ nhà hàng sẽ đảm nhiệm luôn vai trò này.

Người quản lý mọi việc tại nhà hàng

Vậy trách nhiệm của một người quản lý là gì? Thường thì công việc chính xuyên suốt mỗi ngày của họ là chịu trách nhiệm về lịch trình làm việc hàng ngày của nhân viên và điều phối các hoạt động trong nhà hàng. Ngoài ra, người quản lý sẽ cần hỗ trợ xử lý các vấn đề tài chính, bao gồm đặt hàng và thanh toán cho nhà cung cấp, ghi chép và tổng hợp doanh thu hàng ngày. “Làm dâu trăm họ” có lẽ là miêu tả đúng nhất về một người quản lý tại nhà hàng vừa và nhỏ.

Xem thêm: 5 tiêu chí cơ bản khi quản lý nhân viên nhà hàng

2. Đầu bếp

Tất cả các nhà hàng đều cần phải có đầu bếp. Trong một nhà hàng cao cấp, họ có thể có bếp trưởng và các phụ bếp. Nhưng trong một nhà hàng mới mở, thường chỉ có một đầu bếp vật lộn với mọi thứ. Tuỳ theo mô hình kinh doanh, người đầu bếp thường sẽ có nhiều kỹ năng chuyên sâu hơn như nấu các món nước, làm bánh ngọt hoặc nấu ăn theo công thức châu Âu… Trong trường hợp số lượng nhân viên không đủ, đôi khi người đầu bếp sẽ kiêm nhiệm luôn việc đóng gói cho những khách hàng mang đi.

Người đầu bếp thường sẽ có nhiều kỹ năng chuyên sâu hơn như nấu các món nước, làm bánh ngọt hoặc nấu ăn theo công thức châu Âu

Chưa hết, việc lựa chọn một đầu bếp tốt không chỉ nằm ở việc họ có thể nấu nướng cho nhà hàng hiện tại, mà bạn còn phải cân nhắc khả năng phát triển cũng như đào tạo các phụ bếp trong tương lai khi nhà hàng đã phát triển xa hơn. Một đầu bếp có khả năng truyền đạt, quan tâm đến sự hoàn thiện và biết sắp xếp công việc sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Nói tóm lại, vai trò của đầu bếp tại nhà hàng là cực kỳ quan trọng!

3. Nhân viên phục vụ

Dù bạn có đang quản lý nhà hàng cao cấp hay nhà hàng thức ăn nhanh thì món ăn vẫn sẽ phải đi từ nhà bếp đến tay khách hàng. Nhân viên phục vụ là người không thể thiếu trong mọi nhà hàng. Tuỳ thuộc vào mô hình nhà hàng đang kinh doanh sẽ có những yêu cầu khác nhau về nhân viên phục vụ.

Nhân viên phục vụ là người không thể thiếu trong mọi nhà hàng

Với một nhà hàng bình dân, thông thường nhân viên phục vụ sẽ kiêm luôn từ việc nhận gọi món từ khách, dọn dẹp bàn và đưa món ăn từ bếp tới bàn của khách. Như vậy, bạn sẽ cần một phục vụ thật nhanh nhạy, khéo léo và có khả năng bao quát công việc cao.

Còn nếu nhà hàng của bạn là một nhà hàng sang trọng với quy mô lớn hơn, rất có khả năng các nhân viên phục vụ sẽ được người quản lý phân công từng công việc riêng theo ca làm việc. Ví dụ, sẽ có nhân viên đảm nhiệm việc gọi món và chuyển yêu cầu xuống bếp, một người khác chuyên đưa món ăn từ bếp lên bàn khách hàng, và thêm một nhân viên chuyên dọn dẹp những bàn vừa dùng bữa xong để nhận khách mới. Rất rõ ràng, bạn sẽ cần những nhân viên có kỹ năng riêng biệt cho từng công việc họ sẽ đảm nhiệm.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa nhà hàng in bếp và nhà hàng không in bếp

Bạn sẽ cần những nhân viên có kỹ năng riêng biệt cho từng công việc họ sẽ đảm nhiệm

Yếu tố ngoại ngữ cũng là điều cần được chú trọng nếu bạn đang quản lý một nhà hàng với nhiều khách hàng nước ngoài. Tuỳ theo định hướng kinh doanh, khách hàng của bạn có thể sẽ không chỉ dùng tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn nữa. Lúc đó, việc tìm được một nhân viên phục vụ tốt sẽ thật sự may mắn đấy.

Với một số nhà hàng thức ăn nhanh sẽ yêu cầu nhân viên phục vụ thực hiện từ việc chế biến thức ăn, nấu nướng cho đến phục vụ tận bàn khách hàng. Hoặc với những nhà hàng nướng, có thể nhân viên đó sẽ phải có kỹ năng nướng tại bàn để phục vụ những khách hàng có nhu cầu. Tóm lại, sẽ có vô số loại nhân viên phục vụ trong ngành kinh doanh nhà hàng, và chỉ có bạn mới biết rõ được mình đang cần những nhân viên như thế nào. Việc này sẽ cần bạn cân nhắc rất kỹ đấy!

Nhân viên phục vụ nướng tại bàn

4. Nhân viên thủ quỹ

Nhân viên thủ quỹ không phải là điều bắt buộc phải có đối với mọi nhà hàng, nhưng lại là một sự trợ giúp tuyệt vời với những nhà hàng đã hoặc sẽ mở rộng quy mô kinh doanh. Sự quan trọng của nhân viên thủ quỹ sẽ rõ ràng hơn khi bạn đang có trong tay một chuỗi nhà hàng. Việc quản lý và thống kê các số liệu về chi phí, tình hình bán hàng, thời gian nhập xuất kho tại nhà hàng và các khoản vay nếu có sẽ giúp người chủ nhà hàng như bạn có cái nhìn đầy đủ và kịp thời nhất với sự phát triển của nhà hàng.

Xem thêm: Làm thế nào để quản lý tốt chuỗi nhà hàng?

Để tuyển một nhân viên thủ quỹ sẽ cần bạn lựa chọn kỹ càng. Nhân viên thủ quỹ tốt là người có khả năng làm việc dưới áp lực của những con số, báo cáo được những thông tin quan trọng cho người quản lý nhà hàng, có nghiệp vụ quản lý kho và chuỗi kinh doanh tốt. Đặc biệt, nhân viên thủ quỹ cần có tính trung thực và đáng tin cậy để bạn có thể giao phó tiền bạc và sổ sách cho người này.

Nhân viên thủ quỹ cần có tính trung thực và đáng tin cậy

5. Nhân viên giao hàng

Người cuối cùng mà một nhà hàng mới mở nên tuyển là nhân viên giao hàng. Với sự phát triển của thương mại điện tử và thói quen gọi món trực tuyến của người dùng hiện nay, sẽ thật đáng tiếc nếu nhà hàng của bạn không xuất hiện trên các trang đặt món ăn trực tuyến và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.

Nhiệm vụ của một nhân viên giao hàng là đảm bảo đưa món ăn tới tay khách hàng đúng thứ tự, đúng địa điểm và đúng thời gian dự kiến. Người giao nhận cũng có trách nhiệm thu tiền cho món ăn và bàn giao lại cho nhân viên thủ quỹ. Để thuận tiện cho việc giao nhận và thanh toán, nhà hàng của bạn nên có hệ thống phần mềm quản lý bán hàng có khả năng in hoá đơn, giúp việc mua bán chuyên nghiệp cũng như đảm bảo sự yên tâm khi thanh toán của khách hàng.

Xem thêm: Nhân đôi lợi nhuận nhờ giao hàng tận nơi khi kinh doanh nhà hàng

Giao hàng món ăn đang đem lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà hàng

Như vậy, với 5 đội ngũ nhân viên cơ bản trên, nhà hàng của bạn đã có thể vận hành trơn tru và bắt đầu phục vụ những bữa ăn ngon miệng cho thực khách rồi. Tất nhiên, chỉ có nhân viên là chưa đủ để công việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Sẽ còn rất nhiều vấn đề cần được cân nhắc và thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của nhà hàng. Hãy đón xem những bài viết cùng lời khuyên sắp tới của chúng tôi nhé. Và nếu bạn vẫn còn đang cân nhắc một phần mềm quản lý bán hàng tốt cho mình, tham khảo MAYBANHANG.NET ngay hôm nay!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG MIỄN PHÍ NGAY

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng

Share this:

Tags: quản lý nhân viên nhà hàng, phần mềm quản lý nhà hàng, kinh doanh nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi