Ví dụ một hôm thấy trời đẹp quá, lòng người vui vẻ quá, cuộc đời đáng yêu quá, và bạn muốn... mở shop thời trang quá thì phải làm sao? Nào nào, hãy chậm lại một chút. Ý muốn có một cửa hàng thời trang rất tuyệt, nhưng bạn phải dành thời gian để phát triển một kế hoạch vững chắc trước khi thực hiện đấy.
Hầu như ở bất cứ tỉnh thành nào, bạn đều có thể gặp được những con phố chuyên bán quần áo. Nói như vậy để thấy rằng ngành công nghiệp may mặc thật sự rất đông đúc. Tuy vậy, luôn luôn có chỗ cho một cửa hàng thời trang mới, đặc biệt khi bạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng thứ gì đó độc đáo và mới mẻ trong khu vực kinh doanh của mình.
Xem thêm: Top những kênh bán hàng mang về doanh thu khủng nhất
Để “cắm dùi” chắc chắn, bạn cần nhận thức rõ thị hiếu tại địa phương của bạn, khảo sát những gì đang diễn ra tại các con phố mua sắm gần đó, hiểu được các yếu tố đang ảnh hưởng tới gu thời trang trong khu vực này như phim ảnh đang hot hoặc các trào lưu ăn mặc hiện tại...
Một điều quan trọng nữa là bạn phải thực sự yêu thích việc mở shop thời trang kinh doanh. Giống như bất cứ ngành kinh doanh nào, việc mở một cửa hàng quần áo cũng có những rủi ro và khó khăn của nó. Nhìn thấy những thành công bề ngoài là chưa đủ, bạn còn cần có động lực và kế hoạch hành động để đối phó những trở ngại sẽ xuất hiện. Bắt đầu thôi!
Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng
Về cơ bản, khi quyết định mở shop thời trang, bạn sẽ cần đăng ký kinh doanh. Các thông tin và thủ tục đăng ký đều có thể dễ dàng tìm kiếm từ internet. Bạn có thể làm việc với luật sư để đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước cần thiết. Họ sẽ giúp bạn có được mã số thuế và tư vấn các loại thủ tục đi kèm. Bạn cũng nên xem xét việc mua các loại bảo hiểm cho cửa hàng của mình. Tin tôi đi, việc này không hề thừa đâu!
Cân nhắc các định hướng kinh doanh
Bạn sẽ bán loại quần áo nào trong cửa hàng? Đánh giá xem bạn mở shop để nhắm đến đối tượng nào? Quần áo nam, nữ, trẻ em hay bán kết hợp tất cả? Bạn có thể chọn một loại sản phẩm đặc trưng cho cửa hàng của mình, ví dụ như các kiểu quần áo cổ điển, hoặc đồ công sở, hay áo quần thể thao và các loại phụ kiện,... Việc vạch ra một danh sách chi tiết như vậy là điều cần thiết cho một kế hoạch kinh doanh toàn diện.
Xem thêm: Mở shop thời trang - Nhắm đến đối tượng nào?
Kế hoạch tài chính an toàn
Dù quy mô lớn hay nhỏ, việc mở shop thời trang đều đòi hỏi một số vốn không nhỏ. Trong thị trường may mặc, bạn sẽ cần phải bỏ tiền ra để thu được tiền về. Khả năng lớn là bạn sẽ phải vay tiền hoặc nhờ tài trợ để có một khoản cho việc kinh doanh. Nếu có thể, bạn nên cân nhắc việc đi làm ngắn hạn tại một cửa hàng thời trang có quy mô tương đối để tìm hiểu dây chuyền hoạt động trong ngành, cũng như các khoản chi phí cần thiết để duy trì hoạt động của cửa hàng. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xây dựng kế hoạch tài chính cho mình.
Điều quan trọng là không nên đánh giá thấp số vốn bạn cần để bắt đầu. Hãy liệt kê đầy đủ chi phí dành cho việc nhập hàng hoá, mặt bằng, thuê nhân viên, trang trí, quảng bá,... Không ít đâu nhé. Đừng để hết tiền khi chỉ vừa mới xây móng!
Tìm địa điểm mở shop thời trang
Tìm đúng địa điểm kinh doanh là một trong những quyết định quan trọng nhất bạn phải làm khi muốn mở shop thời trang. Đừng vội chọn ngay một địa điểm, đầu tiên, hãy khoanh vùng các khu mua bán và con đường nhiều người qua lại. Sau khi bạn đã chọn ra được các vị trí lí tưởng, hãy tìm địa điểm phù hợp với mình theo hướng dẫn tại đây.
Đặt mua hàng hoá
Để bắt đầu, bạn cần tìm nguồn hàng phù hợp từ người quen hoặc tham khảo trên mạng. Sau đó, hãy liên lạc trực tiếp với các nhà cung cấp áo quần và đến tận nơi để kiểm tra chất lượng hàng hoá. Như mọi người thường nói, người bán hàng phải là người biết rõ hàng hoá của mình nhất, đúng không?
Tiếp đó, khi thực hiện việc đặt hàng, hãy xem xét số tiền bạn sẽ cần khi mở shop lần đầu tiên, cộng với chi phí tiếp thị và trưng bày sản phẩm. Bạn cũng sẽ phải dự trù việc thay đổi sản phẩm thường xuyên vì xu hướng thời trang sẽ thay đổi theo mùa, cộng với sự ảnh hưởng của các phong cách mới và từ các phương tiện văn hoá khác như phim ảnh và âm nhạc.
Bạn cần phải có một sự đa dạng trong sản phẩm, nhưng cũng cần hiểu rằng bạn không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu của tất cả những ai bước vào cửa hàng. Như tôi đã đề cập ở ban đầu, bạn cần nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể và có những hàng hoá đặc trưng cho đối tượng đó, là thứ khiến cửa hàng của bạn tách biệt với những cửa hàng khác.
Thiết lập chính sách bán hàng
Chính sách bán hàng là khái niệm trải rộng gồm cách thức nhân viên sẽ giao tiếp và trả lời với khách hàng, quy trình lựa chọn và bán hàng, đổi trả hàng và nhiều thứ khác. Bạn cần dự đoán bất kỳ vấn đề hoặc câu hỏi nào có thể phát sinh từ khách hàng và cả nhân viên, các dịch vụ khách hàng nào là cần thiết và cách phòng ngừa mất mát hàng hoá. Hãy dành thời gian xem xét nhiều phương pháp giải quyết cho một vấn đề, tham khảo cách xử lý từ các cửa hàng đã mở để chọn ra chính sách bán hàng tối ưu cho mình.
Xem thêm: Xu hướng thời trang hè 2018: "Hè này mặc gì đi du lịch?"
Tiếp thị cho cửa hàng
Một khi bạn đã sẵn sàng để mở cửa, đừng ngại thông báo đến mọi người nhé. Từ bạn bè và gia đình cho đến những người bạn trên các mạng xã hội, hãy đảm bảo bạn chia sẻ với tất cả mọi người kèm theo lý do mọi người nên ghé thăm cửa hàng. Đặc biệt, hãy chú tâm nhiều hơn vào dịch vụ khách hàng. Bạn có thể cân nhắc thêm việc quảng cáo cửa hàng trên Facebook hoặc các trang thương mại điện tử để shop thời trang của bạn xuất hiện rộng rãi hơn.
Một khi cửa hàng đã đi vào hoạt động, hãy giữ vững đà phát triển bằng cách đưa ra nhiều chiến lược tiếp thị hơn, thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang mới và chăm sóc các khách hàng cũ thật tốt. Khâu tư vấn và bán hàng tại cửa hàng là bước mấu chốt đấy nhé. Đừng ngần ngại trang bị một phần mềm bán hàng tuyệt vời, vừa giúp bạn tính tiền nhanh chóng, có các chế độ chăm sóc khách hàng cũ và quản lý doanh thu hiệu quả cho shop của bạn. Tham khảo MAYBANHANG.NET ngay nhé, sẽ không phí thời gian của bạn đâu!